Tiêu chuẩn khi thiết kế nhà hàng đẳng cấp

Nhà hàng là nơi phục vụ nhu cầu ăn uống của rất nhiều người nên những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng mang tính đặc thù và đòi hỏi tính chuyên nghiệp, linh hoạt với mọi không gian. Điều quyết định sự thành công của một nhà hàng đó chắc chắn là các món ăn ngon. Nhưng đẳng cấp của một nhà hàng không chỉ dừng lại ở các món ăn mà lại nằm ở không gian, cách trang trí, cách thiết kế nội thất. Một số tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng sẽ giúp bạn hình thành và hiện thực hóa từng ý tưởng cho nhà hàng của mình.

Một số tiêu chuẩn khi thiết kế nhà hàng

Từ vấn đề ngoại thất tới nội thất luôn dựa trên các tiêu chuẩn thiết kế chung. Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng đầu tiên là phù hợp với mặt bằng xã hội khu vực làm nhà hàng, sau là cân bằng với tài chính và nhu cầu của chủ đầu tư để đưa ra giải pháp cho hiệu quả và kinh tế nhất.

Cách bài trí và thiết kế không gian nhà hàng

Bạn sẽ cần quan tâm tới kích thước không gian và khả năng sắp xếp của phòng ăn, nhà bếp, kho lưu trữ và văn phòng. Khu vực phòng ăn được ưu tiên bố trí xát mặt chính của nhà hàng, view trực tiếp ra các không gian sân vườn, cảnh quan và cổng chính. Lối đi trong nhà hàng phải đảm bảo thuận tiện, dễ di chuyển đến các khu vực khác nhau trong nhà hàng. Khu bếp phải được thiết kế chia công năng theo dây chuyền: Hệ thống kho – khu gia công thô – khu gia công tinh – khu nấu – khu chia soạn.

Chú ý khi thiết kế nhà hàng phụ vụ các món ăn Âu Á khác nhau thì khu vực bếp cũng phải bố trí tách nhau ra để không ảnh hưởng đến hương vị của từng món ăn. Khu vệ sinh cần được bố trí tách biệt, kín đáo để tránh ảnh hưởng đến không gian và cảm giác ẩm thực của phòng ăn.

Thông thường, các nhà hàng dành khoảng 50-60% diện tích cho không gian ẩm thực, 20% cho bếp và khu vực phụ cận. Diện tích còn lại thuộc về giao thông, kho và văn phòng.

Tiêu chuẩn thiết kế khu vực ẩm thực

Đây là nơi sẽ mang tới cho bạn nguồn thu chính cho công việc kinh doanh nhà hàng. Vì vậy, điểm đầu tiên bạn cần lưu ý là không cắt giảm diện tích khi thiết kế khu ẩm thực.

Quan tâm nhất của khu vực ăn uống là giao thông đi lại và không gian ngồi. Nhân viên cần đủ chỗ đi xung quanh bàn ăn để có thể phục vụ. Thực khách cần có không gian riêng tư, ấm cúng để thưởng thức các món ăn…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn nhất của nhà hàng.

Vật liệu sử dụng khi thiết kế nhà hàng

Tiêu chuẩn vật liệu dùng cho nhà hàng cũng đòi hỏi loại vật liệu bền và đẹp. Tuy mong muốn của nhà hàng về độ bền của nội thất chỉ là 2- 4 năm. Nhưng vì ngoài phải chịu sự tác động liên tục của con người thì vật liệu còn đòi hỏi phải chịu được nước, độ ẩm cao, nóng lạnh bất thường… Do đó những loại chất liệu kém bền và không chịu được nước và độ ẩm phải thực sự hạn chế. Bàn ghế phải dùng gỗ thịt, không nên dùng gỗ công nghiệp. Những chỗ liên tục phải chịu sự tiếp súc của tay thì nên được ốp đá hoặc gạch men, bề mặt sàn nên dễ lau chùi. Hệ thống thông gió, điều hòa phải tốt. Trong trường hợp phải sử dụng những vật liệu như vậy thì phải liên tục kiểm tra, bảo dưỡng. Nếu không thời gian sử dụng chúng chỉ khoảng 6 tháng.