Top 4 Phong Cách Thiết Kế Cửa Hàng Ăn Nhanh Fast Food

Để một công trình bất kỳ sau khi hoàn thiện có được tính thẩm mỹ tốt nhất, đảm bảo chất lượng và sự hoàn hảo, thì trước khi tiến hành thiết kế xây dựng chủ đầu tư bắt buộc phải xác định được phong cách thiết kế nội thất cho công trình đó. Việc định hình, xác định phong cách thiết kế nội thất giúp chủ đầu tư có phương án lựa chọn màu sắc, chất liệu, vật liệu, … phù hợp.

Vâng, để giúp quý khách hàng có thêm thông tin cần thiết khi có nhu cầu thiết kế, sau đây ACT Miền Bắc xin chia sẻ đến các bạn top 4 phong cách thiết kế nội thất cửa hàng ăn nhanh đẹp, cùng tham khảo nhé quý vị và các bạn.

4 phong cách thiết kế nội thất cửa hàng ăn nhanh đẹp đang phổ biến hiện nay

Thiết kế nội thất cửa hàng không đơn thuần là việc chúng ta đặt bên trong cửa hàng, nhà hàng các vật dụng nội thất thật sang chảnh là đẹp, mà nó chính là công việc đem lại sự tiện dụng, tiện lợi, sự hợp lý trong kinh doanh và đảm bảo được tính thẩm mỹ cho công trình sau khi hoàn thiện.

top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food

1. Phong cách tối giản (phong cách Minimalism)

Vốn giống như tên gọi của nó, phong cách nội thất tối giản - Minimalism được hiểu nôm na đó chính là thiết kế theo xu hướng tối giản, đơn giản nhất có thể. Ở phong cách thiết kế nội thất này, các đường nét hay chi tiết rườm rà ở mức độ không cần thiết sẽ phải lượt bỏ bớt, giảm thiểu tối đa về mặt số lượng và chỉ giữ lại những phần tinh túy; tinh tế nhất. Mục đích chính của điều này đó chính là tạo nên sự rộng rãi, thông thoáng, hài hòa cho cửa hàng của bạn.

Thiết kế nội thất phong cách tối giản bắt đầu xuất hiện trong nghệ thuật phương Tây từ sau thế chiến thứ 2. Hiện tại thì phong cách này đã lan rộng và rất nhiều quốc gia trên thế giới đang ảnh hưởng phong cách thiết kế nội thất này. Ở Việt Nam cũng thế, có rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn phong cách thiết kế Minimalism cho không gian nội thất của nhà hàng hay khách sạn, văn phòng công ty,…

Theo phong cách này, tính thẩm mỹ của không gian nội thất không nằm ở việc bố trí nhiều đồ nội thất hay trang trí cầu kỳ, mà nằm cách mặc dù ít đồ nội thất và trang trí đơn giản nhưng vẫn đảm bảo vẻ đẹp cho không gian. Hình dáng, màu sắc cùng chất liệu - vật liệu là ba yếu tố chính của phong cách thiết kế nội thất tối giản, cùng với đó là các nguyên tắc gồm đường nét, chi tiết hình khối cụ thể; rõ ràng, nội thất gọn gàng và màu sắc nhẹ nhàng; thanh tao chứ không quá sặc sỡ. Sắc màu nhẹ nhàng khi kết hợp với cá đường nét, chi tiết mang nét tinh giản, điều này giúp cho cửa hàng, nhà hàng càng trở nên nhã nhặn, tinh tế hơn.

Chính vì thế, nếu chủ đầu tư lựa chọn phong cách nội thất này cho công trình của mình thì cần phải chọn lọc họa tiết, hoa văn kỹ càng. Đối với màu sắc, không nên lạm dụng quá nhiều, chỉ nên sử dụng 3 màu cơ bản gồm màu chủ đạo, màu nền và màu để làm điểm nhấn. Đây là điều mà chúng ta cần phải hết sức quan tâm nếu chọn thiết kế nội thất cửa hàng fast food theo phong cách tối giản.

top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-1top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-2top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-3

2. Phong cách hiện đại

Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều rất ưa chuộng phong cách hiện đại. Đây được xem là phong cách thiết kế nội thất đẹp mang đến cho cửa hàng tính thẩm mỹ cao. Có một số đặc điểm tương đồng với phong cách thiết kế tối giản, cũng tập trung vào những đường nét và chi tiết có sự đơn giản nhưng lại rất chú trọng đến công năng sử dụng. Ngoài vẻ đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình thì nó còn đặc biệt quan tâm đến yếu tố công năng, nhằm mang đến sự tiện nghi, thoải mái và dễ chịu cho công người.

Với không gian được bố cục theo xu hướng đơn giản, nhẹ nhàng về màu sắc, mặt bằng hay các không gian công năng trong căn nhà được tổ chức tự do, đường nét góc cạnh thể hiện sự rõ ràng; tỉ mỉ và dứt khoác,… Thêm vào đó là việc kết hợp với các chất liệu, vật liệu hiện đại như kính, gỗ công nghiệp,… Tất cả sẽ góp phần tạo ra một công trình hiện đại và đậm chất ấn tượng.

Đối với phong cách hiện đại, các gam màu thường sẽ được sử dụng khi thiết kế nội thất đó là các gam màu trung tính, trắng, xám hay màu đen, nâu,… Khi màu sắc được phối hợp ăn ý với yếu tố ánh sáng (có thể là ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo đều được) sẽ tạo ra sự công hưởng nhịp nhàng, mang đến sự thoáng sáng và tạo độ lưu thông không khí cực kỳ tốt, giúp không gian luôn tràn đầy nguồn năng lượng.

top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-4top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-5top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-6

3. Phong cách Vintage

Vintage - phong cách thiết kế nội thất cửa hàng mặc dù chỉ mới xuất hiện vào giữa thế kỷ 20, song nó cũng đã tạo được tiếng nói riêng, có được chỗ đứng riêng trong lòng nhiều người. Vintage là phong cách toát lên vẻ đẹp dung dị, vô cùng nhẹ nhàng và trầm ấm; kỉ niệm của dấu ấn thời gian, bởi đây là phong cách có một số đặc trưng giống với phong cách cổ điển. Phong cách này không chỉ được ứng dụng trong thiết kế nội thất mà trong ngành thời trang, nhiếp ảnh,…

Đặc điểm của phong cách Vintage đó là vận dụng những đồ nội thất cũ, các đồ nội thất có hình dáng, họa tiết hay hoa văn có nét hoài cổ hoặc giống với các món đồ cổ, chẳng hạn như bộ ghế sopha có gam màu cũ kỉ, chiếc đồng hồ cổ hay chiếc giường ngủ với các khung có độ cong nhẹ hay lượn sóng. Hay đơn giản là những khung cửa sổ gỗ đầy hoài niệm,… để thể hiện sự phóng khoáng phá cách.

top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-7top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-8top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-9

4. Phong cách Scandinavian

Nằm trong những phong cách thiết kế nội thất cửa hàng fast food đẹp dành cho nhà hàng hay cửa hàng đó chính là phong cách Scandinavian. Phong cách Scandinavian hay còn gọi là phong cách Bắc Âu, đây là phong cách mang nét đẹp của sự ấm áp, đơn giản những cũng chứa đầy sự tinh tế. Thông qua màu sắc, sự cân bằng giữa vẻ đẹp và sự tiện dụng với sự tối giản để thể hiện không gian sống đầy thoáng đạt, vừa giản dị lại vừa ấm áp.

Gỗ, đá và lông thú là ba chất liệu đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất này. Cùng với đó là các hệ màu khác, chẳng hạn như xám nhẹ, đen, nâu, trắng hoặc kem,… và ánh sáng để tạo nên phần “hồn” cho không gian nội thất. Để tạo ra các điểm nhấn nổi bật cho phong cách Scandinavian, ngoài màu sắc thì các họa tiết kẻ sọc, kẻ ô caro hay cây xanh cũng là những yếu tố quan trọng để tạo nên sự tuyệt vời cho nội thất công trình.

top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-10top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-11top-4-phong-cach-thiet-ke-cua-hang-an-nhanh-fast-food-12

Mỗi một phong cách thiết kế sẽ có đặc trưng riêng và thể hiện sắc thái riêng. Chính vì thế, từ đầu gia chủ nên định hình được phong cách để có được ý tưởng chọn màu sắc, chất liệu phù hợp. Vâng, vừa rồi là bốn trong số mười phong cách thiết kế nội thất cửa hàng fast food đang rất phổ biến hiện nay và đang được nhiều chủ đầu tư yêu thích.

 

Xem thêm: Thiết Kế Thi Công Nội Thất Nhà Hàng Cửa Hàng Fastfood

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Xây Dựng và Thương Mại ACT Miền Bắc

Địa chỉ: 2703/A6, An Bình City, 232 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0904 172 437 - 0904148832